ETIC on Facebook

Monday 25 July 2011

Ten rules for translating: Humphrey Davies and Jonathan Wright


 When I first began gathering “rules for translating,” in the vein of these “rules for writing” (and these), I was expecting newspapers and magazines to elbow each other out of the way for such illuminating material. Really.

So far, no actual elbowing. But it makes little sense for them to hang out in my inbox, although what follows is just a taster: a few rules from two-time Banipal prize winner and “Independent Foreign Fiction Prize” shortlisted translator Humphrey Davies, and Independent Foreign Fiction Prize longlisted Jonathan Wright, the translator of Taxi, Azazel, and Madman of Freedom Square.


Friday 8 July 2011

Nạn dịch sai đang phá hỏng tiếng Việt

Tác giả: Bùi Việt Bắc
(Phát hiện một số từ dùng sai trong tiếng Việt và chứng minh chúng do những người dịch đưa vào)

Có lần, một ông đồng nghiệp từng cùng đi làm chuyên gia xuất bản với tôi trong một nhiệm kỳ thông báo cuốn sách ông ấy vừa in. Trong đó ông dành 85 trang để liệt kê và phân tích các lỗi dịch sai của một cuốn sách khác. Ðiều đáng nói là người dịch sai hơi bị nhiều kia lại từng nhiều chục năm đứng trên bục giảng đại học để dạy chính môn dịch tiếng Anh. Ðể chia sẻ, tôi đưa ông một trang bản thảo cùng với photo nguyên bản: cả thảy 15 câu tiếng Anh mà dịch sai 14 lỗi! Và đây là trang bất kỳ tôi mở ra ngay sau khi nhận bản thảo. Người dịch này cũng khá lâu năm.

Tháng 11 năm 1999 tôi có viết một bài báo dẫn chứng Ðài Truyền hình Trung ương (ÐTHTƯ) dịch sai hơi nhiều. Trong bài báo đó tôi có gợi ý đổi tên chương trình Ðường lên đỉnh Olympia vì ở Hy Lạp không có đỉnh Olympia mà chỉ có đỉnh Olympus (ta gọi là Ôlanhpơ). Ba tờ báo lần lượt khước từ đăng vì họ không muốn đụng đến đồng nghiệp quá to lớn này. ÐTHTƯ độc quyền phục vụ hàng chục triệu người cả nước, cái sai của họ tác hại rất lớn.
Vai trò của công tác dịch thuật đối với sự phát triển của văn học, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, nâng cao dân trí… chắc chắn là không ai nghi ngờ cả. Cho nên nếu ta còn làm ẩu thì hậu quả sẽ vô cùng tai hại.


Wednesday 6 July 2011

Phương pháp học ngoại ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong bản lý lịch đại biểu dự Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ 7, Bác đã ghi: "Biết các thứ tiếng: Pháp, Anh, Trung Quốc, Ý, Đức, Nga". Nhưng trên thực tế, dựa vào những lần Bác đi thám nước ngoài, cũng như những lần đón tiếp các phái đoàn ngoại giao tới thăm Việt Nam, chúng ta còn được biết vốn ngoại ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh không dừng lại ở đó, Người còn có thể sử dụng thông thạo khá nhiều ngoại ngữ khác nữa như: tiếng Xiêm (Thái Lan bây giờ), tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ả Rập, tiếng của rất nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam… vốn ngoại ngữ đó của Bác không phải do "thiên bẩm" mà có, tất cả đều xuất phát từ sự khổ công luyện tập. 

Ảnh: baotanghochiminh.vn
Bác Hồ học tiếng Pháp như thế nào?

Biên – phiên dịch: Nhu cầu nhiều, tuyển dụng khắt khe

Cung cầu của ngành biên – phiên dịch không nóng như các ngành kinh doanh, đồ họa…song cũng không được xem là cân đối. Các công ty, Doanh nghiệp vẫn phải săn lùng nhân sự cho nhu cầu này. Ở Việt Nam nghề phiên dịch trước đây đã được coi trọng thì hiện nay trong bối cảnh Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO thì nhu cầu phiên dịch các thứ tiếng ngày càng tăng cao. Người phiên dịch thực sự đã trở thành cầu nối quan trọng về ngôn ngữ và văn hóa.